Dạy vẹt nói & giao tiếp

Dạy vẹt nói & giao tiếp

1. Dạy vẹt nói

Tất cả các loài Vẹt đều có cấu tạo cần thiết để bắt chước giọng nói . Đây là một trong những khả năng mà Vẹt hấp dẫn người nuôi . Tùy từng loài Vẹt khác nhau mà khả năng bắt chước nhiều hay ít . Một chú Vẹt có khả năng học nói tốt nếu chú ta vẫn còn non chưa trưởng thành. Ở độ tuổi 3 – 6 tháng tuổi mà ở độ tuổi này trong tự nhiên chúng bắt đầu học từ bố mẹ chúng và đồng loại những hành vi tự nhiên của chúng . Đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu dạy chim học nói .

Cũng như các loại chim hót khi chúng đầy đủ chất, khỏe mạnh, chúng hót nhiều hơn. Và Vẹt cũng không ngoại lệ nên cần cung cấp cho Vẹt chế độ ăn uống phù hợp với chúng. Và đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng. Bất kỳ con Vẹt nào cũng có thể nói, hoặc có thể không nói gì cả.

Chim học nói thực chất là học ngôn ngữ giao tiếp. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy rằng chim non học một ngôn ngữ giao tiếp với đàn của chúng và chúng học từ bố mẹ chúng hay các con chim khác lớn hơn sau khi chúng rời tổ. Và chúng học nói giống như học một ngôn ngữ loài chim trong tự nhiên.

Những chú Vẹt non sẽ lắng nghe bạn nói và học những ngôn ngữ mà bạn thường xuyên lặp lại . Chúng sẽ bắt đầu lặp đi lặp lại các từ và cụm từ. Nỗ lực đầu tiên của chúng để sao chép một từ có thể chỉ là một từ ngắn gọn, ít uốn lưỡi. Mới đầu Vẹt khó bắt trước theo . Nên chúng thường phát âm nhỏ , lí nhí không rõ âm . Nhưng với thời gian, và sự lặp lại của bạn, nó sẽ dần rõ lên tới khả năng giống Vẹt đó có thể làm được.

Nơi học nói cần yên tĩnh tránh phiền nhiễu gây mất tập trung. Thời gian cố định dạy Vẹt giúp Vẹt có phản xạ và học tốt hơn và dạy chú Vẹt như dạy một đứa trẻ học nói. Vẹt học nói tốt nhất vào buổi sáng và chập tối . Điều này tương ứng với thời gian trong ngày mà chúng thường kêu,đôi khi là la hét vào buổi sáng để ăn và tụ tập vào buổi tối để ngủ. Nên chúng ta sẽ lập kế hoạch dạy chú Vẹt vào những thời điểm trên là thích hợp nhất.

Dạy vẹt nói

Tương tác cần thiết cho một con chim để chúng học nói. Bạn sẽ không có kết quả tốt nếu chỉ để lại một một máy phát thanh phát ra các cụm từ lặp đi lặp lại. Vẹt của bạn sẽ học từ bạn nói với nó, đặc biệt là nếu các từ liên quan đến thức ăn, tắm, sự hiện diện của bạn.tức là bên cạnh từ mà bạn muốn dạy nói thì bạn lên gắn liền với hình ảnh hoặc hành động đó thì Vẹt sẽ học và tiếp thu tốt hơn.

Ví dụ : Khi ra cửa lồng Vẹt bạn nói “ hello ” và lặp lại câu đó mỗi khi bạn ra cửa lồng cho dù chim chưa có phản ứng gì lại. Và dạy từ”goog bye” sau khi bạn không chơi với nó nữa.

Khi Vẹt của bạn nói một từ. Bạn sẽ bắt trước chú ta lặp lại, khen ngợi chú ta và thưởng cho Vẹt một món ăn khoái khẩu. Là động lực kích thích Vẹt lặp lại từ đó và nói nhiều hơn. Bạn sẽ thưởng cho Vẹt của bạn cho một nỗ lực để nói điều gì đó. Bất cứ điều gì. Nếu chú Vẹt của bạn lầm bầm và đang cố gắng để nói những gì bạn muốn Vẹt nói chúng ta nên khen thưởng cho vẹt. Theo thời gian, từ đó sẽ trở nên rõ ràng hơn. Đến giai đoạn tiếp theo khi Vẹt nói một từ, một câu nào đó chúng ta chưa nên thưởng vội mà nên đợi tới khi Vẹt nói rõ nhất từ đó thì mình khen thưởng.

Đôi khi Vẹt của bạn học được những câu nói tục do người khác dạy mà bạn không mong muốn bạn có thể xóa bỏ từ đó bằng cách không có phản ứng với từ đó khi nó nói và không nhìn vào nó thay vào đó bạn lặp lại một từ ngữ mà bạn muốn dạy để chú chim mất tập trung vào câu nói bạn không mong muốn kia và lâu dần sẽ xóa bỏ được câu nói bạn không mong muốn.

2. Đào tạo Vẹt giao tiếp

Để đào tạo một chú Vẹt nói chuyện thì trước tiên chúng ta phải dạy cho chúng nói những từ đó trước.

Ví dụ: tôi sẽ dạy chú Vẹt của tôi nói “hello” . Mỗi khi tôi tới bên cạnh lồng Vẹt tôi lại lặp lại vài lần “ hello” và bất cứ khi nào cũng vậy hình thành một thói quen cứ bước tới lồng là dạy vẹt với cụm từ đó . Vẹt sẽ bắt trước học từ đó từ những lần lặp lại đó trong qua trình học Vẹt luôn được thưởng ở những cố gắng, lỗ lực nói từ đó. Và cuối cùng sau khoảng thời gian thì chú Vẹt của bạn cũng học nói thành thạo được từ đó và nó sẽ nhắc đi nhắc lại mỗi khi bạn tới bên cạnh lồng để nó được thưởng. Tức là cứ khi bạn đến cạnh lồng nó sẽ nói “ hello” để có được phần thưởng từ bạn. Đến giai đoạn tiếp theo tôi sẽ không nói “ hello” mỗi khi gặp chú Vẹt nữa mà tôi đã biết chắc rằng khi tôi tới bên cạnh lồng. Chú Vẹt sẽ nói “ hello”. Bởi vậy khi bước tới lồng tôi sẽ nói “ xin chào” và theo thói quen như mọi ngày thì chú Vẹt nói “ hello” à bấm “click” à thưởng. Lặp lại tương tự với những ngày sau. Khi tôi đến tôi chào chú Vẹt “ xin chào” và tôi được chú Vẹt đáp trả “ hello” như vậy là mục đích của chúng ta đến đây hoàn thành.

Vẹt học giao tiếp và tương tác với chủ

Tương tự như vậy với những câu nói chuyện như dạy cho chú ta biết tên chú ta là “ parrot” và bạn thực hiện hỏi “ Bạn tên gì?” à Chú Vẹt trả lời “parrot”,…. Và với cách đào tạo như trên. Bạn sẽ lên một kịch bản sẵn để những câu hỏi của bạn sâu chuỗi thành một chủ đề nào đó khi biểu diễn thì bạn sẽ thấy được sự trầm trồ than phục từ khan giả về khả năng quá thông minh của chú Vẹt mà không biết đây là một thủ thuật dạy nói chứ không phải một trí óc quá thông minh của chú Vẹt mà mọi người tưởng tượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now